Tuyên truyền về An toàn thực phẩm
Việc bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm là vấn đề hệ trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài; tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân và chất lượng giống nòi dân tộc. Để bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới,Việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người và còn là quyền cơ bản của mỗi người dân; an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, phát triển giống nòi, tăng cường nguồn lực con người, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ đắc lực cho việc giảm nghèo bền vững ở mỗi địa phương, quốc gia.
1. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- Không sử dụng phụ gia, phẩm màu độc hại trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định; không sử dụng nguyên liệu, thực phẩm giả, kém chất lượng, không an toàn.
- Đảm bảo đầy đủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm như: Các điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về trang thiết bị dụng cụ và điều kiện về con người tham gia sản xuất, chế biến, tiếp xúc với thực phẩm.
- Đảm bảo có đầy đủ các hồ sơ pháp lý, tài liệu liên quan theo quy định an toàn thực phẩm; đảm bảo thực hiện tốt quy chế nhãn mác; các quy định về bảo quản, vận chuyển thực phẩm.
2. Các cơ sở kinh doanh, buôn bán thực phẩm:
- Chỉ kinh doanh, buôn bán những loại thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn cho người tiêu dùng.
- Tuyệt đối không buôn, bán hàng thực phẩm giả.
- Chú ý các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn trong bảo quản tại kho hàng, cửa hàng và trong quá trình vận chuyển lưu thông.
3. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cần đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn như:
- Đảm bảo có đủ nước sạch.
- Có dụng cụ riêng gắp thức ăn chín, không để lẫn thức ăn chín và sống.
- Nơi chế biến thực phẩm phải sạch, cách biệt nguồn ô nhiễm (cống, rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cầm).
- Người làm dịch vụ chế biến thức ăn phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và Giấy khám sức khỏe định kỳ theo quy định.
- Nhân viên phải có đủ tạp dề, mũ, khẩu trang khi bán hàng.
- Không được dùng phụ gia và phẩm mầu không được phép sử dụng cho thực phẩm.
- Thức ăn phải được bày bán trên giá cao hơn 60cm so với mặt đất.
- Thức ăn phải được bày bán trong tủ kính; được bao gói hợp vệ sinh.
- Có dụng cụ chứa đựng chất thải riêng, kín, không để vương vãi, ứ đọng và được dọn sạch đi hàng ngày.
4. Người tiêu dùng thực phẩm:
Từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm; không tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn hoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm
Cần hiểu rõ tác hại của việc sử dụng rượu, đặc biệt là rượu pha bằng hóa chất, cồn công nghiệp, rượu có chứa hàm lượng methanol cao.
Công an xã phối hợp với các ban, ngành có liên quan trong công tác kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố lấn chiếm vỉa hè, lòng đường theo quy định tại Nghị định 36/NĐ-CP của Chính phủ.
Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, người tiêu dùng cũng cần chủ động lựa chọn những nguồn thực phẩm an toàn có thương hiệu, chứng nhận vệ sinh thực phẩm, những điểm bán có uy tín ... để đảm bảo sức khỏe lành mạnh cho bản thân và gia đình.
Nguyễn Thị Oanh – CC VHXH
Tuyên truyền về An toàn thực phẩm
Việc bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm là vấn đề hệ trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài; tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân và chất lượng giống nòi dân tộc. Để bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới,Việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người và còn là quyền cơ bản của mỗi người dân; an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, phát triển giống nòi, tăng cường nguồn lực con người, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ đắc lực cho việc giảm nghèo bền vững ở mỗi địa phương, quốc gia.
1. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- Không sử dụng phụ gia, phẩm màu độc hại trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định; không sử dụng nguyên liệu, thực phẩm giả, kém chất lượng, không an toàn.
- Đảm bảo đầy đủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm như: Các điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về trang thiết bị dụng cụ và điều kiện về con người tham gia sản xuất, chế biến, tiếp xúc với thực phẩm.
- Đảm bảo có đầy đủ các hồ sơ pháp lý, tài liệu liên quan theo quy định an toàn thực phẩm; đảm bảo thực hiện tốt quy chế nhãn mác; các quy định về bảo quản, vận chuyển thực phẩm.
2. Các cơ sở kinh doanh, buôn bán thực phẩm:
- Chỉ kinh doanh, buôn bán những loại thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn cho người tiêu dùng.
- Tuyệt đối không buôn, bán hàng thực phẩm giả.
- Chú ý các điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn trong bảo quản tại kho hàng, cửa hàng và trong quá trình vận chuyển lưu thông.
3. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cần đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn như:
- Đảm bảo có đủ nước sạch.
- Có dụng cụ riêng gắp thức ăn chín, không để lẫn thức ăn chín và sống.
- Nơi chế biến thực phẩm phải sạch, cách biệt nguồn ô nhiễm (cống, rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cầm).
- Người làm dịch vụ chế biến thức ăn phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và Giấy khám sức khỏe định kỳ theo quy định.
- Nhân viên phải có đủ tạp dề, mũ, khẩu trang khi bán hàng.
- Không được dùng phụ gia và phẩm mầu không được phép sử dụng cho thực phẩm.
- Thức ăn phải được bày bán trên giá cao hơn 60cm so với mặt đất.
- Thức ăn phải được bày bán trong tủ kính; được bao gói hợp vệ sinh.
- Có dụng cụ chứa đựng chất thải riêng, kín, không để vương vãi, ứ đọng và được dọn sạch đi hàng ngày.
4. Người tiêu dùng thực phẩm:
Từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm; không tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn hoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm
Cần hiểu rõ tác hại của việc sử dụng rượu, đặc biệt là rượu pha bằng hóa chất, cồn công nghiệp, rượu có chứa hàm lượng methanol cao.
Công an xã phối hợp với các ban, ngành có liên quan trong công tác kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố lấn chiếm vỉa hè, lòng đường theo quy định tại Nghị định 36/NĐ-CP của Chính phủ.
Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, người tiêu dùng cũng cần chủ động lựa chọn những nguồn thực phẩm an toàn có thương hiệu, chứng nhận vệ sinh thực phẩm, những điểm bán có uy tín ... để đảm bảo sức khỏe lành mạnh cho bản thân và gia đình.
Nguyễn Thị Oanh – CC VHXH
