Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
113566

Khái quát về Hà Tân

Xã Hà Tân là xã miền núi nằm cách trung tâm hành chính huyện Hà Trung 6,5km về phía tây; phía bắc giáp xã Hà Bắc; phía Nam giáp xã Hà Đông, phía đông giáp xã Hà Yên, Hà Bình; phía tây giáp xã Hà Tiến, Hà Lĩnh. xã có tổng diện tích tự nhiên 1.312 ha, được chia thành 6 thôn, 1.297 hộ với 4.639 nhân khẩu;  trên địa bàn xã có các tuyến đường tỉnh lộ 522; 522B chạy qua thuận tiện cho việc giao thương phát triển kinh tế.

Xã Hà Tân là xã miền núi nằm cách trung tâm hành chính huyện Hà Trung 6,5km về phía tây; phía bắc giáp xã Hà Bắc; phía Nam giáp xã Hà Đông, phía đông giáp xã Hà Yên, Hà Bình; phía tây giáp xã Hà Tiến, Hà Lĩnh. xã có tổng diện tích tự nhiên 1.312 ha, được chia thành 6 thôn, 1.297 hộ với 4.639 nhân khẩu;  trên địa bàn xã có các tuyến đường tỉnh lộ 522; 522B chạy qua thuận tiện cho việc giao thương phát triển kinh tế.

      Đảng bộ xã Hà Tân có 10 chi bộ trực thuộc, 6 chi bộ Nông thôn, 4 chi bộ ngành. Tổng số đảng của đảng bộ 263 đảng viên, dân cư chủ yếu làm nông nghiệp, công nghiệp khai thác chế biến đá, một bộ phận khác hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ. Dưới ánh sáng của công cuộc đổi mới, sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự điều hành của chính quyền cùng với truyền thống cần cù, sang tạo và đoàn kết của nhân dân Hà Tân, trong những năm qua tình hình kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội xã nhà có nhiều khởi sắc, luôn là đơn vị dẫn đầu các phong trào thi đua.

 

Bản đồ Địa giới xã Hà Tân

Tru so UBND.jpg

Khu công sở xã Hà Tân

Vùng đất Hà Tân trước kia thuộc địa phận huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, sau đó đổi là huyện Hà Trung, cách đây hàng nghìn năm Hà Tân đã xuất hiện con người, hình thành những cộng đồng dân cư, hiện nay Hà Tân có 6 thôn nhưng trước đây chỉ có 4 làng, mỗi tên đất, tên làng làng có một quá trình lịch sử hình thành riêng nhưng đều mang trong mình những  nét chung tạo thành chỉnh thể xã Hà Tân thống nhất.

 

Làng Nam Thôn:

Làng Nam.jpg

Làng Nam Thôn

 

Có nhiều chứng tích chứng tỏ người xuất hiện tại đây ở thời kỳ hậu đồ đá đến sơ kỳ đồ đồng, song dân cư chỉ bắt mở rộng sản xuất xuống chân núi Mưng và lập nên ấp có tên là Ấp Nam (Cách đây khoảng 1000 năm), người lập ra ấp này là một người họ Tống tước vị là Tâm Quảng (hiệu là Triệu Thắng hầu). Tương truyền, thời kỳ Dương Đình Nghệ và thời Ngô (939 - 967), sau đại thắng quân Nam Hán, một ông quan triều Tống  không về nước mà xin ở lại nước Nam làm ăn, ông lấy vợ là người Nga Sơn và hành nghề chữa bệnh sinh sống tại làng Mưng và đặt tên nơi đây là Ấp Nam (Có thời còn gọi là Chìa Nam). Đến thời Lê - Trịnh (1545) có ông Tống Lưu Công họ Trịnh phong là Tống Quốc Sư khi tới Ấp Nam đã đổi thành làng Nam. Đến đầu thời Nguyễn (Gia Long) làng Nam thuộc xã Bình Hòa, huyện Hà Trung. Từ năm 1954 đến năm 1973 làng Nam thuộc xã Hà Bình. Đến năm 1973 sáp nhập về xã Hà Tân. Cách đây khoảng vài chục năm một số hộ ở làng Nam và nơi khác đã đến lập nghiệp tại khu vực Đồng Giàn lập thành một đơn vị dân cư mới, từ năm 1998 mang tên làng Nam Thôn 2. Trước đây làng Nam Thôn có 12 dòng họ như Tống; Nguyễn; Lê, Đào … trong đó, theo gia phả thì họ Nguyễn và họ Tống là hai họ đến sinh cơ lập nghiệp sớm nhất. Hiện nay làng Nam Thôn 1 có 227 hộ với với 811 nhân khẩu.


Làng Tam Qui:

Làng Tam Quy 2.jpg 

Làng Tam Quy

 

Theo tài liệu, sử sách, thần phả và truyền thuyết thì đất Tam Qui hình thành cách đây 2000 năm, từ thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa. Làng Tâm Qui trước còn gọi là Tâm Khẩu. Tương truyền có ông Nguyễn Công Thành, người Hải Dương đã tập hợp 500 quân gia nhập khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau khi khởi nghĩa bị đàn áp, ông rút về trang Tam Qui tiếp tục chiến đấu và hy sinh tại đây, ông được nhân dân nơi đây lập đến thờ. Đến thời Nguyễn (Gia Long) làng Tâm Qui thuộc tổng Nam Bạn, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung. Sau cách mạng tháng 8/1945 Tâm Qui thuộc xã Hà Tiến, huyện Hà Trung. Năm 1954 chính thức thuộc xã Hà Tân. Hiện nay tách thành 3 thôn Tâm Qui với 282 hộ, 997 nhân khẩu, thôn Tân Sơn có 194 hộ với 745 nhân khẩu, thôn Quan Tương với 170 hộ, 609 nhân khẩu. Tam Quy có 12 dòng họ chính như Đỗ, Nguyễn, Lê, Phạm Đỗ Nguyễn… Hiện nay có 540 hộ với hơn 2000 nhân khẩu.

 

Làng Đô Mỹ:

 Làng Đô Mỹ A.jpg

Làng Đô Mỹ

Theo một số tộc phả, gia phả thì làng Đô Mỹ có cách đây khoảng hơn 500 năm. Tuy nhiên trong Bia đá tại Đình làng có ghi “Sắc Bái Đô Lý triều” điều đó có nghĩa lịch sử của làng Đô Mỹ cũng có hàng nghìn năm. Làng Đô Mỹ được hình thành từ vùng đất có nhiều cây cối rậm rạp, có nhiều thủy sản như tôm, cá, cua, tép … thuận lợi cho hoạt động làm săn sinh sống của con người. Trước thời Gia Long làng có tên là ấp Bái Đô. Đến thế kỷ thứ XIX mới gọi tên là làng Bái Đô. Năm 1907, thời kỳ vua Duy Tân, đổi tên thành làng Đô Mỹ, cách mạng tháng 8 thành công, Đô Mỹ thuộc xã Bình Hòa. Tháng 7/1954 Đô Mỹ thuộc xã Hà Yên, đến tháng 3 năm 1973 nhập vào xã Hà Tân. Năm 1998 lấy tên cũ là làng Đô Mỹ. Làng có hai dong họ lớn là họ Vũ và họ Nguyễn với 276 hộ và 941 nhân khẩu.

 

Làng Vỹ Liệt:

 

Toàn canh Làng Vỹ Liệt

Theo một số tư liệu lịch sử, một số tộc phả, gia phả của dòng họ thì cách đây 1000 năm đã có một số người đến nơi đây khai thôn, lập ấp. Đến thời Lê Thánh Tông (Niên hiệu Quang Thuận, 1460 - 1469) làng mang tên Tiên Liệt. Thời Lê – Trịnh làng mang tên là làng Quang Liệt. Thời vua Gia Long Quang Liệt thuộc tổng Nam Bạn, phủ Hà Trung, từ năm 1946 thuộc xã Tân Tiến. Đến năm 1954 Vỹ Liệt thuộc xã Hà Tân. Vỹ Liệt có 5 dòng họ chính là Tống, Nguyễn, Vũ, Chu, Lê, trong đó họ Tống là họ chính gốc của làng, đến sinh cơ lập nghiệp đầu tiên, tuy nhiên về nhân khẩu, họ Nguyễn là Đông Nhất. Hiện nay Vỹ Liệt có 148 hộ với 536 nhân khẩu.

Tóm lại, Hà Tân có một lịch sử hình thành lâu đời, có nhiều biến động trải qua quá trình hàng nghìn năm. Mặc dù là nơi hội tụ của nhiều dòng họ từ nơi khác đến định cư, song với tinh thần đùm bọc, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, những con người nơi đây đã đồng cam, cộng khổ với nhau. Nhờ vậy mà trong suốt nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau với những biến cô khác nhau, cộng đồng dân cư nơi đây đã chung sức, chung lòng vượt qua nhiều thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên để xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng quê hương Hà Tân ngày càng giầu đẹp./.

Trong suốt chiều dài đồng hành cùng lịch sử dân tộc, nhân dân Hà Tân luôn phát huy truyền thống kiên cường, bất khuất chống giặc xâm lược, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, bất kỳ kẻ thù nào nhân dân Hà Tân sẵn sàng đứng lên chống lại kẻ thù, đóng góp sức người, sức của để giữa vững nền độc lập dân tộc.

Từ thế kỷ thứ I, thời kỳ khởi nghĩa Hai Bà Trưng, năm 44 Khi Mã viện tấn công vùng Dư Phát (Hà Trung ngày nay) nhân dân Hà Tân đã kiên cường đấu tranh. Tại Trang Tam Qui đã diễn ra những trận chiến đấu quyết liệt. Đến thời quân Ngô sang xâm lược nhân dân Hà Tân vùng lên khởi nghĩa, hiện vẫn còn dấu tích những trận đánh của nghĩa quân Bà Triệu tại khu vực núi đá Nam Thôn. Bước sang thế kỷ XV thời kỳ đất nước bị giặc Minh đô hộ, người Hà Tân tích cực tham gia khởi nghĩa Lam Sơn góp phần làm nên chiến thắng sau mười năm gian khổ, giành lại độc lập cho đất nước. Sang nửa đầu thế kỷ XIX, dưới thời Nguyễn, Hà Tân cũng có nhiều đóng góp cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, làng Đô Mỹ có ông Vũ Thuận Hợi (tự là Xuân) sống và làm quan dưới thời vua Gia Long và minh mạng (1802 - 1840), ông là vị tướng có nhiều công lao đối với đất nước trong việc dẹp trừ bạo loạn ở vùng Kinh Bắc, Thái Bình. Thời Gia Long ông được phong chức làm trấn thủ Sơn Nam. Thời Minh Mạng ông nhiều lần dẫn quân đánh dẹp đồ đảng quân phản nghịch triều đình ở vùng Sài Gòn và quân Xiêm xâm lược ở vùng Hà Tiên - Rạch Giá. Với nhiều công lao ông được cử giữ chức Tổng đốc Long - Tường và phong tước hầu, ông còn được cách mạng họ vua là Nguyễn Xuân. Ông mất năm 1838, thọ 64 tuổi, được thờ ở đền Hiền Lương (kinh đô Huế), thi hài được ông được binh lính đương triều đưa về tang tại Đồi Quản Tượng (Tam Qui 3 ngày nay). Nơi thờ ông đã được xếp hạng di tích cấp tỉnh (Tại nhà ông Nguyễn Văn Lới làng Đô Mỹ hiện nay).

Trong thời kỳ cần vương chống pháp, Hà Tân có nhiều các sĩ phu yêu nước như ông Tống Văn Ngỡi (Đốc Ngỡi), làng Đô Mỹ có ông Đốc Nhão (Nguyễn Văn Dâu), các ông Chu Văn Thắng, Chu Văn Bách, trịnh Văn Dự… Vỹ Liệt và Tam Qui

Sau khi thực dân Pháp đặt toàn bộ ách đô hộ lên đất nước ta, người dân rơi vào cảnh lầm than nô lệ. Không hề cam chịu, nhân dân Hà Tân nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung đã vùng lên tiến hành khởi nghĩa giành lại chính quyền. Năm 1927 ở Hà Tân đã thành lập một tổ tiểu tân (đảng Tân Việt) trong đó có đồng chí Nguyễn Văn Huệ người làng Đô Mỹ tổ chức này tham gia tuyên truyền, giáo dục và tập hợp quần chúng đấu tranh chống pháp, chống bắt người vô tội. Đến giữa năm 1929 đồng chí Nguyễn Huệ và 5 đồng chí khác trong tổ chức bị bắt và bị kết án tù giam sau đó đã trốn thoát được khỏi nhà tù đế quốc. Sau khi thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và thành lập chi bộ đầu tiên của Hà Trung tại Gác chuông chùa Trần (xã Hà Ngọc), đồng chí Nguyễn Văn Huệ và 5 người con ưu tú đã được đứng vào hàng ngũ của Đảng tiếp tục hoạt động cách mạng, được phân công tổ chức in ấn tài liệu tại nhà ông Nguyễn Văn Nhuận (làng Đô Mỹ), tiến hành giải truyền đơn kêu gọi khởi nghĩa chống pháp, các năm tiếp theo được phân công phụ trách địa bàn các huyện Hà Trung, Nga Sơn, Thạch Thành, tổ chức các lớp học chữ Quốc ngữ tại Đô Mỹ, Tam Qui và các huyện. Cuối năm 1941, chiến khu Ngọc Trạo (Thạch Thành) bị vỡ, một số chiến sĩ đã rút về làng Tam Qui và được nhân dân che trở. Năm 1942 đồng chí Nguyễn Văn Huệ chủ trì thành lập “Hội thanh niên ái quốc Hà Trung” tại đình Động Bồng Hà Tiến. Tháng 4 năm 1943 Mặt trận Việt Minh Hà Tung ra đời do đồng chí Nguyễn Văn Huệ phụ trách, thu hút đông đảo quần chúng tham gia, thu hút cả giới tu hành như tiểu tường (Trịnh Đức Thứ) ở chùa Đô Mỹ, ngôi chùa này trở thành nơi nuôi dấu các nhà hoạt động cách mạng, là nơi hội họp, in ấn tại liệu cho cán bộ Việt Minh của huyện và của tỉnh. Trong tổ chức Việt minh thì làng Đô Mỹ có nhiều người tham gia và hoạt động mạnh nhất, năm 1944 ông Vũ Tảo phụ trách tổ Việt Minh Đô Mỹ, các làng còn lại cũng đều có tổ chức với nhiều người tham gia, góp công lớn cho cách mạng. Tháng 6 năm 1944 tại thôn Vỹ Liệt đồng chí Tố Hữu (Nhà thơ, nhà cách mạng) đang giữa chức Bí thư tỉnh Ủy Thanh hóa đã chủ trì hội nghị ra Nghị quyết “gấp rút chuẩn bọ khởi nghĩa” Thời điểm này có nhiều đồng chí lãnh đạo quan trọng hoạt động ở Hà Tân, được nhân dân Hà Tân đùm bọc, trong đó đồng chí Tố Hữu (Bí danh là Lành)  đóng giả là thầy thuốc trọ ở nhà ông Lê Hồng Khanh (làng Tam Qui, hiện nay ngôi nhà này đã được công nhận là di tích cách mạng cấp tỉnh), các đồng chí lãnh đạo đã nhiều lần bị giặc truy đuổi gắt gao nhưng đều được nhân dân bảo vệ an toàn. Bước sang năm 1945 tại Hà Tân đã diễn ra một sự kiện quan trọng, ảnh hưởng đến phong trào cách mạng toàn tỉnh, tỉnh ủy Thanh Hóa đã họp mở rộng tại nhà bà Nguyễn Thị Lịch (Tam Qui) chuẩn bị phát động khởi nghĩa (nhà bà Nguyễn Thị lịch cũng đã được công nhận là di tích cách mạng cấp tỉnh). Các làng đã thành lập đội tự vệ, tổ chức huấn luyện vũ trang tại khu vực Đồi Song - Bãi Sậy, rèn sắm vũ khí. Chiều ngày 17 tháng 8 năm 1945 đồng chí Nguyễn Văn Huệ triệu tập hội nghị Ban lãnh đạo Việt Minh phủ Hà Trung tại làng Tam Qui, đề ra kế hoạch tổng khởi nghĩa. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đường lối lãnh đạo sáng suốt, cùng với cách mạng cả nước nhân dân Hà Tân đã nhanh chóng lật đổ chính quyền Đế Quốc, phong kiến, thành lập chính quyền cách mạng. Ngày 25 tháng  8 năm 1945 tại phủ đường Hà Trung, đồng chí Nguyễn Văn Huệ - Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa đã đọc diễn văn khai mạc mít tinh, xóa bỏ chính quyền thực dân phong kiến. Như vậy, sau mười lăm năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Hà Tân đã cùng với nhân dân cả nước vùng dậy đập tan ách thống trị gần một thế kỷ của thực dân Pháp xâm lược. Không những thế, Hà Tân là địa bàn tin cậy của cách mạng, không quản ngại gian khổ hy sinh, dốc lòng theo Đảng và ủng hộ cách mạng. Ghi nhận những công lao đóng góp, nhà nước đã Quyết định công nhận Hà Tân là xã cơ sở cách mạng, hai làng Tam Qui, Vỹ Liệt được công nhận làng có công với nước, 13 cán bộ được công nhận là lão thành cách mạng và 3 đồng chí cán bộ tiền khởi nghĩa, 13 gia đình được tặng bằng có công với nước, hai gia đình được công nhận là di tích cách mạng cấp tỉnh. Năm 1986 nhà thơ, nhà cách mạng Tố Hữu đã về thăm lại các cơ sở cách mạng tại làng Tam Qui, làng Vỹ Liệt, nơi đã nuôi dấu, trở che ông trong suốt quá trình hoạt động tại đây, ông đã để lại những vần thơ đầy ân tình đối với mảnh đất và con người nơi này:

            “ ….

            Hà Trung ruộng trũng đồi cao

            Thông reo lúa chín vẫy chào người thân

            … Tâm Qui ơi! Nhớ những ngày

            Muối dưa đùm bọc, bàn tay mẹ già

            Hôm nay như trở lại nhà

            Xóm làng ngói mới đậm đà tình xưa …”

 

Thực dân pháp trở lại xâm lược nước ta, người Hà Tân lại tiếp tục đứng lên, tăng gia sản xuất, góp sức người, sức của phục vụ cuộc chiến góp phần làm nên một Điện Biên Phủ lừng “lừng lẫy năm châu, trấn động địa cầu”. Thực hiện tốt các phong trào diệt giặc đói, giặc dốt, xây dựng đời sống mới. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, đông đảo thanh niên Hà Tân đã tình nguyện tham gia nhập ngũ vào các đơn vị chủ lực và bộ đội địa phương, tham gia vào các đơn vị xung phong phục vụ chiến dịch. Trong 9 năm kháng chiến số người tham gia vào các đơn vị chủ lực như sau: Đô Mỹ 16 người, Tâm Qui 8 người, Nam Thôn 19 người, Vỹ Liệt cũng có một số người tham gia; Có trên 3000 lượt người đi dân công. Riêng chiến dịch Điện Biên Phủ có 200 lượt người, trong đó có 15 người đi dân công hỏa tuyến, bộ đội tham gia chiến dịch Điện Biên phủ có 12 người: Đô Mỹ: 8 người, Tam Qui: 2 người và Nam Thôn: 2 người. Thời kỳ này, xã có 11 người hy sinh vì nền độc lập dân tộc. Ghi nhận những đóng góp Đảng, Chính phủ đã tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quí: Toàn xã có 41 người được thưởng Huân chương, 161 người được thưởng Huy Chương, hàng trăm người được tặng giấy khen và Bằng khen.

Sau Hiệp định Giơ ne vơ, đất nước ta lại phải đối đầu với một kẻ thù lớn hơn, nguy hiểm hơn là Đế quốc Mỹ. Tuy vậy, mỗi khi đất nước bị xâm lăng, người Hà Tân lại thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, tích cực xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện nghĩa vụ hậu phương chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, lớp lớp người Hà Tân lại lên đường tòng quân đánh giặc, với phương châm “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” ; “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Trong 2 ngày 3-/4/1965 Mỹ huy động máy bay đánh phá ác liệt cầu Đò Lèn, nhân dân và các lực lượng vũ trang của ta đã chiến đấu anh dũng, bắn rơi 5 máy bay và bắt sống một số giặc lái. Trên địa bàn Hà Tân Mỹ ném bom xuống 3 địa điểm là đầu làng Đô Mỹ, Hang Thờ, và chân núi Hỏ Thăng. Năm 1972 Mỹ bắn phá cầu Cừ, nhân dân Hà Tân lập Thành tích bắt sống hai giặc lái Mỹ.

Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng kết thúc 21 năm trường kỳ kháng chiến, Mỹ cút, Ngụy nhào, giang sơn từ đây thu về một mối. Nam - Bắc hòa ca một nhà, cả nước cùng tiến lên xây dựng CNXH. Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, Hà Tân có 750 thanh niên lên đường tòng quân, toàn xã có 84 liệt sĩ, 14 thương binh, một bà mẹ Việt Nam anh hùng, 260 lượt người đi thanh niên xung phong, hơn 200 lượt người đi dân công hỏa tuyến, đóng góp cho nhà nước 1616 tấn lương thực. Ghi nhận những đóng góp của nhân dân Hà Tân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, năm 2008, Chủ tịch nước đã phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

 

Lễ đón nhận danh hiệu xã anh Hùng LLVTND

Ngoài ra trong  thời kỳ chiến tranh biên giới phía bắc, biên gới tây nam, làm nhiệm vụ quốc tế, Hà Tân đều có những đóng góp không nhỏ góp phần bảo vệ chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.

            Thật khó để kể hết những đóng góp của người Hà Tân trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, thật khó có từ ngữ nào diễn tả hết những nỗi đau, nhưng mất mát hy sinh mà người Hà Tân phải gánh chịu qua các cuộc chiến tranh, điều đọng lại trên tất cả, tình yêu hòa bình, tình yêu quê hương đất nước, là lương tri thời đại khi cần, ý chí kiên cường bất khuất “không có gì quí hơn độc lập tự do”. Âm vang mãi tiếng quân reo nơi chiến khu Đồi Song - Bãi Sậy, vẫn còn đó những chiến công hào hùng, vẫn còn đó những nhân chứng lịch sử và những tháng ngày không thể nào quên. Người Hà Tân hôm nay và các thế hệ mai sau mãi phát huy truyền thống cha anh, viết tiếp những trang sử vàng mới xây dựng quê hương Hà Tân ngày càng giầu đẹp, văn minh./.